Ảnh hưởng dịch Covid19 đến sản xuất công nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2021

Hiện tại, từ đầu tháng 6 tới nay, các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương luôn bị đặt trong tình huống khẩn do các case nhiễm virus Covid19 gia tăng.

Đây là điều nguy hiểm cho kinh tế cả nước trong 6 tháng tới, đặc biệt, có khả năng khiến những nỗ lực của cả nước trong 6 tháng vừa qua bị chững lại.

Một trong những vấn đề quan trọng hiện nay, làm sao để quá trình sản xuất công nghiệp liên tục, không đứt gãy, hoàn thành các đơn hàng, tiếp tục chuỗi cung ứng. Là điều mà cả nước chú trọng hướng tới song song với đó là công tác dập dịch.

Kiểm soát tốt dịch bệnh, ngăn các ca lây lan trong cộng đồng nhà máy, đảm bảo sản xuất và tăng trưởng. Chúng ta có thể thấy từ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, các doanh nghiệp tại ĐN đã sớm quay lại guồng sản xuất nhanh chóng.

Sản xuất công nghiệp năm 2021 hiện đang gặp khó khăn với dịch covid19

Hình 1: Sản xuất công nghiệp năm 2021 hiện đang gặp khó khăn với dịch covid19

Chỉ số công nghiệp 6 tháng đầu năm của Đồng Nai tăng 7.54% so với năm 2020, tuy đây là số tăng, nhưng so với cùng kỳ năm 2019, và những năm trước, thì con số này còn tương đối thấp.

Tuy nhiên, với sự quay trở lại của làn sóng dịch vào đầu tháng 5, với biến chúng delta mới, liên tục các ca nhiễm tại cộng đồng, dẫn đến số lượng người nhiễm lên hàng ngàn ca trên cả nước. Trong đó tại ĐN tính đến tháng 7 đã vượt ngưỡng 1000 người. tại một số nhà máy tại KCN, buộc phải tạm dừng quá trình hoạt động. Thay đổi phường thức hoạt động để phù hợp với tính hình dịch bệnh hiện nay.

Phương án "3 tại chỗ" thực hiện với hơn 300 doanh nghiệp trên toàn tỉnh

Nhưng nhiều doanh nghiệp quá đông công nhân, buộc phải giảm bớt số lượng để đảm hạn chế lây lan dịch bệnh.

Các biện pháp 5K vẫn đang được thực hiện một cách triệt để cũng như các hạn chế tập trung đông tại nơi sản xuất thực hiện nghiêm túc.

Các công ty trên có từ 1-40 ngàn công nhân; số công nhân này sinh sống ở nhiều khu vực trong tỉnh nên nếu công ty tiếp tục duy trì sản xuất rất khó khăn trong công tác ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Triển khai phương án tiêm ngừa

Thực tế hiện nay, việc sớm tiếp cận nguồn vaccine sẽ giúp DN sớm trở lại "đường đua" nhanh chóng.

Các DN ở các KCN Biên Hòa 2, Amata, Lộc An Bình Sơn, Nhơn Trạch, đều cho biết triển khai đăng ký sớm để đảm bảo tiến độ tiêm phòng cho người lao động.

Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp, tuy nhiên vẫn có rất nhiều doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động theo chỉ thị, từ 5-15 ngày. Nguyên nhân có thể vì không thể đảm bảo hoạt động ổn định, và kiểm soát nếu dịch bùng trong chính môi trường sản xuất.

Có nhiều nhận định về việc nếu chậm ngăn chặn quá trình bùng phát dịch lần này. Ông Lưu Châu Bằng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech thuộc KCN Nhơn Trạch 2 cho biết: “Công ty có hàng ngàn lao động đang làm việc trong các nhà máy nên công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 rất khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm, công ty vẫn giữ được sản xuất, doanh thu tăng cao ở thị trường trong nước, xuất khẩu là do dịch bệnh Covid-19 được khống chế tốt. Nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến căng thẳng, DN tạm dừng sản xuất để phòng, chống dịch thì sẽ ảnh hưởng rất lớn. Tuy nhiên, trong thời điểm này công tác phòng, chống dịch phải đặt lên hàng đầu”.

Các ngành nghề chủ lực ảnh hưởng trực tiếp nếu dịch bệnh bùng phát mạnh: lĩnh vực giày dép, dệt may, linh kiện điện tử. Đây cũng là ngành cần nguồn nhân lực đông.

Hiện nay, tổng số lao động làm việc trong và ngoài KCN khoảng 1,2 triệu người. Trong đó, lĩnh vực giày dép, dệt may, linh kiện điện tử thu hút nhiều lao động nhất và đây cũng là những ngành hàng sản xuất, xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Bên cạnh số liệu về tỷ lệ GDP tăng đáng kể trong 6 tháng qua, chúng ta cần nhìn nhận lại một thực tế về việc các doanh nghiệp giải thể theo bảng sau:

Để có thế tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, và đạt chỉ tiêu thu nhập trung bình năm tăng, hoàn toàn cần những nổ lực của chính phủ và người dân trong đợt dập dịch từ hiện tại tới cuối năm nay.

Các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp nặng, xây dựng, dịch vụ, sản xuất, chiếm tỷ lệ cao trong các chỉ số tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh Đồng Nai và cả nước. Khi dịch bùng phát diện rộng, việc dừng sản xuất, ảnh hưởng quá trình vận hành, trung chuyển hàng hóa, như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp ước tính thiệt hại kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Vì lĩnh vực công nghiệp - xây dựng của Đồng Nai đang chiếm gần 62% trong cơ cấu kinh tế, nếu dịch bệnh tiếp tục bùng phát, lây lan ra diện rộng, nhiều DN phải tạm dừng sản xuất thì đóng góp cho nền kinh tế sẽ sụt giảm rất lớn.

Với kinh nghiệm năm 2020, sau khi trải qua đợt dịch đầu tiên, nhờ khống chế tốt, VN sớm quay lại với sản xuất. Các doanh nghiệp trong tỉnh ĐN nhờ vậy mà nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn. Tuy nhiên, tình hình không quá khả quan như hiện nay, đã khiến nhiều doanh nghiệp chùn bước.

Trong đó, tỉnh luôn ưu tiên hàng đầu cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Phía các DN cũng nỗ lực trong phòng, chống dịch và sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn khó ngăn chặn được dịch bệnh lây lan. Nhiều DN cho rằng, ngoài thực hiện 5K thì giải pháp có thể khống chế đại dịch Covid-19 là có nguồn vaccine để tiêm phòng cho người lao động.

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu là những tỉnh, thành đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của đất nước. Vì thế, nếu không kịp thời dập dịch để khôi phục lại sản xuất, kinh doanh thì không riêng những tỉnh, thành này không đạt được các mục tiêu tăng trưởng mà ngay cả nhiều lĩnh vực kinh tế của cả nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề theo như: sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thương mại dịch vụ, thu ngân sách nhà nước, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút đầu tư trong nước…

prev_doitac next_doitac