Trong cuộc họp thường trực của UB Chính phủ vừa qua; vấn đề thúc đẩy phát triển kinh tế sau cuộc đại dịch Covid19 là chuyên đề "nóng hổi".
Vào ngày 22/5/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định lập tổ công tác đặc biệt. Chuyên về hỗ trợ, nhằm đón làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam.
Từ sau khi đại dịch Covid19 bùng nổ đến nay, kinh tế thế giới rơi vào trạng thái “lao đao”. Các công ty đồng loạt đóng cửa, đồng loạt rơi vào tình trạng phá sản, hàng triệu người thất nghiệp, tăng áp lực giải quyết trợ cấp cho các quốc gia. Thì Việt Nam lại trở thành điểm sáng. Khi là một trong những nước khống chế được đại dịch, và khuyến khích doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình thường sớm nhất.
Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, lựa chọn Việt Nam như một “vùng đất” mới để đặt nhà xưởng. Cũng đặt ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong nước, cũng như chính phủ.
Hình 1: Trong cuộc họp thường trực vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra quyết định lập tổ công tác đặc biệt đón sóng đầu tư FDI năm nay.
Thủ tướng thành lập tổ công tác đặc biệt, để đón làn sóng đầu tư FDI mới
Nhằm phục hồi những thương tổn sau giai đoạn dịch bệnh; nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới. Vì đây là thời điểm phù hợp để đa dạng hóa địa điểm đầu tư và định vị lại cơ sở sản xuất.
Khi mà các doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy rằng, nếu chỉ chú trọng, đặt cơ sở sản xuất tại một địa điểm, hoặc một thị trường chính. Sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào tình huống "trăm trứng một rổ". Vì vậy, hiện có nhiều doanh nghiệp nhắm đến thị trường tiềm năng số 2 sau Trung Quốc là Đông Nam Á và Ấn Độ.
Theo mong muốn của chính phủ, Việt Nam cần "hứng" được "luồng dịch chuyển đầu tư” sau đại dịch. Và những ngành nghề được kỳ vọng đầu tư bao gồm:
-
Công nghệ thông tin
-
Công nghệ cao,
-
Thiết bị điện tử,
-
Thương mại điện tử và logistics,
-
Hàng tiêu dùng và bán lẻ.
Năm lĩnh vực này cũng phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước, đẩy mạnh ngành công nghiệp sạch, CNTT, lắp ráp, nông nghiệp.
Hình 2: Chú trọng công nghiệp lắp ráp, phụ trợ, công nghiệp sạch, ... là những điều cần chú ý khi tiếp nhận doanh nghiệp đầu tư FDI
Xem thêm: Lợi thế KCN Lộc An Bình Sơn khi sân bay Long Thành được xây dựng
Doanh nghiệp trong nước nhận được ưu đãi gì từ vốn đầu tư FDI?
Không chỉ ưu tiên cho các doanh nghiệp vốn FDI, các doanh nghiệp trong nước cũng nhận được ưu đãi khi đầu tư tại các vùng kinh tế khuyến khích đầu tư.
Cơ hội mới nào cho doanh nghiệp cung ứng?
Tầm nhìn trọng tâm ở làn sóng đầu tư nước ngoài mới nêu trên, mang tới cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất phụ trợ trong nước. Bao gồm cả các đơn vị cung ứng, chế biến, chế tạo, ...
"Chúng ta sẽ tận dụng Hiệp định thương mại tự do để xây dựng các chuỗi cung ứng mới. Thông qua thu hút, liên kết đầu tư với các đối tác lớn trong loạt lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, phụ trợ chế biến chế tạo, tạo ra vị thế mới trong các chuỗi cung ứng này", Bộ trưởng Công Thương chia sẻ.
Tất cả sẽ mở ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cũng là thách thức đặc biệt đối với những doanh nghiệp chưa sẵn sàng bắt tay vào phát triển.
Các doanh nghiệp cung ứng, phụ trợ là điểm yếu trong sản xuất của Việt Nam. Vì hiện nay chúng ta còn chú trọng để phát hỗ trợ trong ngành này một cách xứng tầm. Các ngành phụ trợ như: gia công vật liệu, sản xuất những dụng cụ hỗ trợ cho công nghiệp sản xuất ô tô, vật liệu, gốm, gỗ, ...
Đơn cử có Đồng Nai trong đi đầu phát triển công nghiệp phụ trợ
Hiện nay, Đồng Nai là một trong những tỉnh thành phố phát triển đi đầu về công nghiệp phụ trợ. Khi mà kim ngạch xuất khẩu vươn lên vị trí thứ 4, chiếm 12% trong cả nước. Tính đến đầu năm nay, có hơn 1500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai. Tỷ lệ giải ngân lên tới gần 70%. Đây chính là cơ sở nền tảng để công nghiệp Đồng Nai ngày càng vững mạnh.
Đơn vị kinh doanh nhà xưởng, logistic - đây là thời điểm đẩy mạnh phát triển khối nhà xưởng kho vận cung ứng
Vậy việc Thủ tướng cho phép thành lập Tổ công tác đặc biệt dành cho làn sóng đầu tư FDI từ nước ngoài vào lần này, mang đến nhiều cơ hội cho các đơn vị kinh doanh kho vận, cung ứng, nhà xưởng. Khi mà các đối tác FDI đến Việt Nam, giai đoạn này họ cần được đáp ứng nhu cầu về nơi sản xuất, đặt kho hàng, nguyên vật liệu. Song song là giải quyết vấn đề người lao động. Một vấn đề khi mà doanh nghiệp đặt tại TQ gặp phải.
Các nhà đầu tư cũng luôn lưu ý tìm hiểu vấn đề liên quan đến ưu đãi về thuế, giấy phép hoạt động kinh doanh, hay việc giải quyết “phần mềm” của cơ quan địa phương.
Nhu cầu cấp thiết chính là lựa chọn địa điểm định vị sản xuất, kho vận, nằm trong chuỗi cung ứng phù hợp, là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn.
Hình 3: Đồng Nai những năm qua đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, cung ứng.
Xem thêm: Giá thuê nhà xưởng Đồng Nai 2020.
Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhà xưởng KCN không kịp thời chuẩn bị, sẽ dễ bị mất nguồn lợi vào thời điểm này. Nên điều các doanh nghiệp cần làm là giải quyết kịp thời những vấn đề còn tồn đọng trong nhà xưởng khu công nghiệp.
Như:
-
Chăm sóc khách hàng
-
Chất lượng nhà xưởng
-
Ưu đãi giá thuê nhà xưởng,
-
Các dịch vụ pháp lý, tư vấn kèm theo.
Theo ý kiến các chuyên gia, thời điểm này là giai đoạn vàng để doanh nghiệp nhà xưởng xây sẵn phát triển, và tìm kiếm nguồn khách hàng ổn định. Vì vậy, với ưu thế có sẵn mặt bằng, nằm khu vực đắc địa, giải quyết nhu cầu nguồn nhân lực, là điều cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp kho vận, cung ứng giải pháp nhà xưởng.
Nhà xưởng cho thuê Thế Hệ Mới NGJSC sẵn sàng để đón làn sóng đầu tư FDI mới
Sẵn sàng đón tiếp các doanh nghiệp đầu tư FDI, Thế Hệ Mới - NGJSC luôn sẵn sàng cung cấp các module, nhà xưởng cho thuê. Với diện tích thuê từ 2000 m2 trở lên. Bên cạnh đó, tiện ích khu vực quanh nhà xưởng của Thế Hệ Mới luôn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Nhà xưởng được xây theo tiêu chuẩn Quốc tế trong kết thép, PCCC, hệ thống xà, cột, mái, thoát nước, ...
Ngoài ra, Thế Hệ Mới còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý đi kèm. Như:
- Hỗ trợ đăng ký kinh doanh
- Hỗ trợ pháp lý quá trình thuê nhà xưởng
- CSKH
- Bảo trì, bảo dưỡng nhà xưởng.
Hotline tư vấn thuê: 0839696979 - Phòng Kinh Doanh.