Đề xuất phát triển nhiều cụm công nghiệp mới tại Đồng Nai trong năm 2021

Đối với các cụm khu công nghiệp hiện có tại tỉnh Đồng Nai hiện nay, thì việc mở rộng diện tích và quy hoạch hợp lý là điều quan trọng. 

Trong gian đoạn kinh tế chững lại như hiện nay, công nghiệp là phương hướng phát triển cho toàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung.

Để giữ vững vị thế hiện tại, và có những định hướng phát triển trong vòng 10 năm tới; đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn đúng đán và phát triển bền vững.

Các khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp hiện đang phát triển ở Đồng Nai
Hinh1: 

Dự kiến phát triển các cụm khu công nghiệp trong thời tới

Với hơn 80 KCN và cụm KCN, Đồng Nai dự định sẽ mở thêm nhiều cụm KCN để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. 

Trong những năm tới, công nghiệp là lĩnh vực tỉnh ưu tiên hàng đầu để phát triển. Ngoài việc mở rộng diện tích KCN đang có như: Amata, Biên Hòa, Khu công nghệ cao, thì các cụm KCN ở các khu vực như huyện Long Khánh, Trảng Bom, Định Quán,… để dời dần sức ép về địa điểm. Cũng như mở rộng, tăng sức hút của nahf đàu tư vào Đồng Nai.
Điều này còn giúp đáp ứng nhu cầu thuê đất của doanh nghiệp nhỏ, phát triển cho các cơ sở làng nghề.

Việc phát triển các cụm khu công nghiệp hợp lý ảnh hưởng tới phát triển của tỉnh

Hình 2: 

Dự kiến việc quy hoạch sẽ diễn tiến từ khoảng 12 cụm KCN, diện tích dự kiến từ 651 ha.

Bên cạnh việc mở rộng, quy hoạch mới sẽ dự kiến hủy đi những dự án cụm KCN không còn phù hợp, dự kiến diện tích vào khoảng 132 ha.

Quá trình quy hoạch mở rộng cụm khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai:

  • Tp. Biên Hòa và thành phố Long Khánh có tổng diện tích khoảng 1600 ha, dự kiến quy hoạch khoảng 23 cụm KCN.
  • Trong giai đoạn 2021-2030, dự kiến sẽ có thêm 36 cụm KCN, diện tích ~1.051 ha.
  • Việc quy hoạch và tái quy hoạch sẽ dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021-2030.
  • Tổng diện tích > 2051 ha.
  • Tăng thêm 36 KCN.
  • Tập trung ở các huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom, Định Quán, …

Việc định hướng quy hoạch sẽ di dời các DN vừa và nhỏ, cơ sở làng nghề thành cụm. Điều này giúp giải quyết quy hoạch mặt bằng, xử lý các vấn đề bảo vệ môi trường đi liền với phát triển bền vững.

Ngoài việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Đồng Nai còn cho biết, sẽ có các khu vực chủ yếu tập trung chế lĩnh vực chế biến nông sản, phát triển làng nghề. Tập trung những ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp định hướng phát triển bền vững và ít ô nhiễm môi trường.

Định hướng của các cụm khu công nghiệp là phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, thủ công

Hình 3: 

Việc quy hoạch hiệu quả còn giúp thu hút các dự án khác vào phát triển kinh tế địa phương. Tăng cao cơ hội việc làm cho người dân tại đại phương, thu hút phát triển lao động của vùng.

Kéo theo đó là các hoạt động thương mại, mở rộng dịch vụ lưu trú giúp thúc đẩy kinh tế địa phương.

Với định hướng phát triển các làng nghề truyền thống đang sản xuất công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp như: mộc mỹ nghệ, gốm, mây tre đan, sơ chế trầm, chế biến nông sản, gốm, …. được di dời vào các cụm KCN.

Tập trung khu sản xuất, phát triển về trưng bày sản phẩm, gia tăng quy mô, và đáp ứng những yêu cầu cao về chất lượng, giúp các tăng giá trị sản phẩm. Ngoài ra, việc thu hút sản xuất phát triển, giúp tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu

Yếu điểm trong quá trình quy hoạch và đầu tư cụm khu công nghiệp tại Đồng Nai

Nổi bật nhất chính là vấn đề nhức nhối: Đầu tư hạ tầng vẫn còn chậm. Đây là thực tế mà các tỉnh hầu hết đều gặp phải. Thêm vào đó, việc thu hút các DN đầu tư vào hạ tầng cụm KCN chưa đủ sức hấp dẫn, gặp nhiều kkhos khăn.
Tính đến nay, toàn tỉnh ĐN có 4 cụm KCN hoàn thành kỹ thuật là:

  • Cụm KCN Gốm sứ Tân Hạnh (TP.Biên Hòa),
  • Cụm KCN Phú Cường (H.Định Quán),
  • Cụm KCN Hố Nai 3 (H.Trảng Bom),
  • Cụm KCN Phú Thạnh - Vĩnh Thanh (H.Nhơn Trạch).

Gia tăng năng lực cạnh tranh cho các cụm khu công nghiệp và ưu đãi

Để thu hút được nhiều DN tiến vào đầu tư hoạt động, cần tăng sức cạnh tranh hơn cho các cụm KCN như:

  • Mở rộng diện tích.
  • Chi phí hạ tầng phù hợp.

Với tình hình phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, việc các cụm KCN chỉ còn ít đất cho thuê, nếu đem lên bàn tính thì lợi nhuận tương đói thấp cho DN. Bên cạnh đó, việc giá đất tăng, tiền bồi thường tăng cũng khiến nhiều DN nhỏ "chùn chân";.

Phó chủ tịch UBND H.Thống Nhất Nguyễn Đình Cương chia sẻ: “Giá đất tăng cao dẫn đến việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thu hồi đất triển khai CCN Hưng Lộc gặp trở ngại. DN đầu tư tính toán lại bổ sung nguồn vốn đầu tư, việc này làm cho việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng CCN bị chậm lại”.

Quy hoạch đất từ các hộ gia đình, cá nhân, dẫn đến quy trình thu hồi đất gặp nhiều vấn đề trong xử lý thu hồi, tái định cư.
Các dự án có thời gian hoàn thành lâu, có khi kéo dài tới 4-6 năm.

Với các chính sách hỗ trợ DN trong xây dựng hạ tầng từ 15-20 tỷ/cụm KCN , hoặc miễn phí thuê đất từ 5 năm, giảm thuế xuất khẩu để kích cầu cho DN.

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng nhấn mạnh: “Trong giai đoạn 2021-2025, công nghiệp là lĩnh vực ưu tiên phát triển hàng đầu. Tỉnh dành nhiều đất phát triển các khu công nghiệp, CCN ở các huyện, thành phố để thu hút những DN trong nước, nước ngoài đầu tư vào sản xuất. Tỉnh hỗ trợ một số địa phương hoàn tất hạ tầng CCN chế biến sâu kết nối với các vùng chuyên canh cây trồng tạo thành chuỗi, tăng giá trị cho nông sản”.

prev_doitac next_doitac