Doanh nghiệp còn lại gì sau đại dịch Covid19

Doanh nghiệp sẽ "Thế nào" sau đại dịch? Là vấn đề được nhiều nhà chuyên môn kinh tế và doanh nghiệp đau đầu trước tình hình dịch bệnh tiếp tục phức tạp như hiện nay. 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc quay trở lại phát triển kinh tế bình thường sau đại dịch mang đến rất nhiều thách thức cho cho doanh nghiệp. Song song với đó cũng chính là cơ hội của rất nhiều doanh nghiệp.

Hình: Trong tình hình khó khăn hiện nay, các dự tính, kế hoạch không thể hoàn thiện trong 3 tháng cuối năm.

Những vấn đề doanh nghiệp sẽ gặp phải sau khi đại dịch covid19 kết thúc

SAU ĐẠI DỊCH: Có thể hiểu là tình huống khi dịch bệnh ổn định, và dân số tiêm phòng đạt đến mức có thể tự phòng dịch tại chỗ. Và #covid19 trở thành một loại cúm thông thường.

THÁCH THỨC:

- Thời gian: Với tốc độ tiêm chủng hiện nay, chúng ta có thể hy vọng hoàn toàn vào việc từ nay đến cuối năm có thể quay trở lại các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Nhưng đối với các doanh nghiệp, thời gian 3 tháng cuối năm nếu không thể quay trở lại sản xuất, sẽ rất khó đuổi kịp các đơn hàng cung cấp cho nhu cầu trong dân vào cuối năm nay.

Đối với các DN XNK, việc chậm trễ hàng hóa thời gian qua, cũng đủ khiến họ điêu đứng vì không thể tiếp nhận đơn hàng. Chưa kể việc giãn cách đã khiến DN lẫn người lao động lâm vào cảnh khốn khó.

Vì vậy, về mặt THỜI GIAN, chúng ta hiện đang chạy đua để đảm bảo những con số báo cáo cuối năm khả thi hơn.

NHÂN SỰ: Trong quá trình dịch bệnh, những mất mát là khó tránh khỏi, bên cạnh đó, dân số di cư về các tỉnh cũng khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu khi tiếp tục phải tính toán bài toán nhân sự.

NGUỒN VỐN: Một bài toán khó khăn đặt ra cho DN. Với con số hơn 85.500 DN rời "Cuộc chơi" trong vòng 8 tháng năm 2021 qua, thật sự không dễ dàng cho các doanh nghiệp ở lại.

 

Hình 1: Các chỉ số phát triển công nghiệp nổ lực từ cuối 2020 đến đại dịch năm nay có thể xem như về 0.

KHÁCH HÀNG: Thay đổi cách thức mua hàng, sử dụng hàng hóa, thay đổi lối sống và hành vi sử dụng là những vấn đề mà doanh nghiệp nên chú ý sau khi quay lại thị trường.

Dù đã có từ rất lâu, nhưng hành vi mua sắm qua các cổng thương mại điện tử mới chính thức bùng nổ vào thời gian này.

Bên cạnh đó, thay đổi lối sống tối giản, hình thành thói quen tiết kiệm cũng khiến các doanh nghiệp đau đầu.

ĐỨT GÃY NGUỒN CUNG: Đây sẽ là một trong những vấn đề ưu tiên của DN. Việc đứt gãy chuổi cung ứng sẽ là yếu tố nhiều doanh nghiệp đau đầu thời điểm này, tìm lại nhà cung cấp mới, chi phí hợp lý ngay lập tức không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua đến các cơ hội cho doanh nghiệp sau đại dịch.

Hình 2: Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp vẫn không thể chùn chân trước đại dịch #covid2019
 

Các cơ hội phát triển tiềm năng cho doanh nghiệp

NHIỀU CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN: việc chuyển dịch cơ cấu dân số về các tỉnh thành, giúp DN địa phương tận dụng cơ hội phát triển hơn.

ttận dụng nguồn nhân lực từ xa: Làm việc, điều hành, quản lý từ xa dù đã có từ khá lâu ở các nước phát triển, nhưng ở VN, trong cơn đại dịch đã giúp các nhà quản lý có thể tận dụng ưu thế của này.

Từ đó sẽ đẩy mạnh mô hình quản lý theo hiệu quả hơn là quản lý hành chính. Bên cạnh đó sẽ nhận ra một số dư thừa, kém hiệu quả trong nhân sự, từ đó sẽ cắt giảm theo mô hình tối thiểu hóa nhân sự, ít cấp bậc trung gian hơn.

Điều này cũng giúp doanh nghiệp tận dụng chi phí quản lý nguồn lực hiệu quả.

Khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa khác sẽ mở ra: Điều này chính là điều các doanh nghiệp kỳ vọng vào thời kỳ sau đại dịch chính là "bùng nổ" kinh tế. Bước vào một thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ hơn.

Hình 3: Việc tiếp tục phát triển cầm chừng, các biện pháp 3 tại chỗ phần nào giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động

 

prev_doitac next_doitac