Doanh nghiệp được gì từ khu công nghiệp sinh thái?

Mô hình khu công nghiệp sinh thái được đưa ra từ sớm, nhằm chỉ môi trường xung quanh khu công nghiệp. Ban đầu chỉ được định hình là các khu dân cư lân cận, nhưng sau dần đây còn là tổ hợp của nhiều "hệ sinh thái" mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như xã hội.

Hệ Sinh thái Khu công nghiệp phát triển

Khu công nghiệp (KCN) sinh thái là gì?

KCN sinh thái hiện là một trong những mô hình được triển khai gần đây, nhưng hiện tại, mô hình được chính thức đưa vào hoạt động tại Đồng Nai. 

Khu công nghiệp sinh thái được hiểu là một cộng đồng kinh doanh gồm các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ chung mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường. Hợp tác qua phát triển theo hướng bất kỳ nguồn vật liệu, năng lượng hữu ích, tận dụng được nguồn lực lẫn nhau của các doanh nghiệp.

Hệ sinh thái khu công nghiệp tại Việt Nam còn được mở rộng theo các mô hình như: 

  • KCN - Đô Thị
  • KCN - Đô thị - Dịch vụ
  • KCN hệ sinh thái. 

Giảm thiểu chi phí đầu vào khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất tại KCN hệ sinh thái: 

Người ta vẫn bảo rằng "buôn có bạn, bán có phường". Chính vì vậy, việc đặt một cơ sở sản xuất tại KCN Hệ sinh thái là bước giúp doanh nghiệp bước vào môi trường kinh doanh chuyên nghiệp, đồng thời giảm thiểu chi phí như: 

- Đặt xa nhà cung cấp

- Xa nhà cung ứng sản phẩm. 

- Thuận tiện đưa sản phẩm vào thị trường

- Mở rộng cơ hội kinh doanh với các bạn hàng xung quanh

- Tận dụng các cơ hội sản xuất cùng với các đối tác trong khu vực. 

- Tận dụng được cơ sở hạ tầng và góp phần phát triển mở rộng hệ sinh thái KCN.

Hệ sinh thái KCN Phù hợp cho các doanh nghiệp chuyên vender với các tập đoàn sản xuất lớn

Hình: Hệ sinh thái KCN Phù hợp cho các doanh nghiệp chuyên vender với các tập đoàn sản xuất lớn

Hệ sinh thái KCN góp phần vào xây dựng các KCN xanh: 

Đã qua rồi thời kỳ những KCN chỉ tập trung các hoạt động sản xuất. Ngày này, bằng việc lấp đầy và triển khai các dự án KCN sinh thái đã mang lại nhiều hiệu quả.

Bên cạnh đó hiện nay, Việt Nam đang luôn tạo điều kiện để được giảm giá thành, tạo điều kiện kinh doanh hiệu quả.

Xu hướng công nghiệp xanh tác động vào hệ sinh tái công nghiệp:

Theo xu hướng và yêu cầu của thế giới, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp xanh là đích đến trong tương lai để góp phần phát triển nền kinh tế bền vững, giảm tác động xấu đến khí hậu trên toàn cầu.

Nhiều quy định hiện nay quy định về công nghiệp xanh, giảm thiểu quá trình ô nhiễm, đồng thời, thu lại lợi nhuận cao. Khuyến khích các DN sử dụng năng lượng xanh, tái sử dụng nước thải và cộng sinh DN để hoàn thành 62 tiêu chí theo khung quốc tế về KCN sinh thái.

Trong đó, đã có nhiều DN sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, áp dụng các quy trình để tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nước thải sau xử lý vào sản xuất, tưới cây, không thải ra môi trường.

Kết quả của quá trình tạo dựng môi trường sinh thái KCN:

Sau một thời gian tham gia chương trình, các DN trong KCN Amata đã giảm được nhiều chi phí trong sản xuất, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất xanh như: tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, tái sử dụng tài nguyên, kết nối thành mạng lưới tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và năng lực cạnh tranh, giảm khí thải.

Trong KCN hệ sinh thải, khi nước thải của các nhà máy sau sản xuất được xử lý, trở thành nguồn nước đầu vào cho các doanh nghiệp khác. Tạo quy trình tái sử dụng nguồn nước, tuần hoàn sản xuất, tiết kiệm nguồn nước và thu được lợi nhuận khi giảm chi phí nước.

Tương tự như vậy cho các thành phẩm và bán thành phẩm trong quá trình sản xuất. Hệ sinh thái còn giúp thu hút nguồn lao động cho địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế cho khu vực.

prev_doitac next_doitac