Các phương án "3 tại chỗ", lưu trú, xét nghiệm đều được thực hiện nhằm giúp quá trình sản xuất tiếp tục duy trì ổn định, tránh đứt gãy các đơn hàng, chuỗi cung ứng.
Và điều này giúp Đồng Nai đạt được những kết quả tích cực vè kinh tế trong giai đoạn chống dịch vừa qua.
Hình 2: Các phương án 5K được kiểm soát chặt chẽ tại các DN.
Các doanh nghiệp tại Đồng Nai "vật lộn" chống dịch
Hiện tại, có hơn 1100 DN thuộc tỉnh Đồng Nai thực hiện phương án "3 tại chỗ", tổng số người tham giá trên 134.000 công nhân viên
Tùy theo từng công ty, lao động lưu trú từ vài chục, vài trăm đến hơn 1 ngàn người, song tất cả đều thực hiện nghiêm ngặt 5K để hạn chế thấp nhất bệnh dịch lây lan vào trong nhà máy.
* An toàn mới sản xuất
Thời gian qua, các DN muốn lưu trú người lao động tại công ty để làm việc phải đăng ký với Ban Quản lý các KCN Đồng Nai. Sau đó, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai sẽ thành lập đoàn kiểm tra về điều kiện bố trí làm việc, nơi ăn, chỗ ở tại DN phải đáp ứng được yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, DN đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường...
Các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" luôn đảm bảo:
- Nơi tạm trú tách biệt khỏi các khu vực sản xuất, khu vực nguy hiểm,
- Có điểm khử khuẩn,
- Điểm ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và
- Công tác phòng, chống dịch.
- DN phải bố trí phòng cách ly tạm thời cho F0, F1 cách xa nơi sản xuất và khu tạm trú,
- Có phương án ứng phó khi phát hiện người lao động có những biểu hiện,
- Xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm bệnh.
Ban Quản lý các KCN Đồng Nai thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đến các DN đăng ký thực hiện phương án “3 tại chỗ” để hướng dẫn, nhắc nhở triển khai đúng các quy định nhằm đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch và duy trì sản xuất.
Hình 2: Nhiều doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ hiệu quả
Nhiều doanh nghiệp thực hiện thành công phương án 3 tại chỗ
Khi xảy ra đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư, công ty cố gắng thực hiện đầy đủ các quy định để duy trì phương án “3 tại chỗ” đảm bảo sức khỏe cho người lao động và duy trì sản xuất. Phòng, chống dịch tốt sẽ đảm bảo được sản xuất và không lo đứt gãy chuỗi cung ứng.
Đa số các công ty trong KCN thực hiện phương án “3 tại chỗ” đều chấp hành nghiêm ngặt quy định 5K nên hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh vào trong DN.
Từ đầu tháng 7-2021 đến nay, có hơn 60 DN xuất hiện ca F0 trong nhà máy, nhưng được khống chế, dập dịch kịp thời nên sau vài ngày khử khuẩn, bóc tách F0, F1, F2 đưa đi cách ly, DN tiếp tục hoạt động trở lại.
Đối với tình hình dịch bệnh phức tạp,
Chú trọng sản xuất an toàn sau dịch bệnh
Từ ngày 20-9, Đồng Nai bắt đầu thực hiện kế hoạch về từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương trong tình hình mới.
Các DN trong các KCN cũng đã lên kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện có hơn 600 DN đang tạm dừng hoạt động dự kiến sẽ sản xuất trở lại vào cuối tháng này.
Bên cạnh đó, hàng trăm DN đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” nhưng chỉ duy trì khoảng 20-60% lao động cũng tính toán sẽ khôi phục sản xuất như bình thường.
Tuy nhiên, các DN muốn trở lại hoạt động bình thường cần đảm bảo việc duy trì các họat động chống dịch hiệu quả.
Hình 3: Các doanh nghiệp
Theo ông Lê Văn Danh, Phó trưởng ban phụ trách Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, từ ngày 3-9-2021, Ban đã có văn bản gửi các DN trong KCN thông báo về việc công ty nào có nhu cầu hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” hoặc kết hợp cả hai phương án trên thì scan hồ sơ gốc gửi về Ban.
Hồ sơ đăng ký của DN thực hiện theo đúng nội dung hướng dẫn việc bố trí tạm trú phòng, chống Covid-19 theo quy định của Ban Quản lý các KCN Đồng Nai. Sau khi UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 11102/KH-UBND về từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Đồng Nai trong tình hình mới, Ban Quản lý các KCN Đồng Nai đã phối hợp với Sở LĐ-TBXH soạn thảo dự thảo hướng dẫn thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh tại DN để phòng, chống dịch bệnh.
Trong đó, DN muốn bổ sung thêm lao động, thay lao động, đưa lao động trở lại nhà máy để khôi phục sản xuất thì lao động phải đến từ “vùng xanh”, tiêm ít nhất 1 mũi vaccine được 14 ngày trở lên hoặc người chữa khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 180 ngày. Những lao động muốn đi về trong ngày buộc phải ở “vùng xanh” và các DN bố trí cho về theo lộ trình.
Bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc sản xuất Công ty TNHH Bình Tiên Biên Hòa tại KCN Amata cho biết: “Công ty có gần 3,6 ngàn lao động, nhưng thời gian qua chỉ tổ chức cho hơn 1,1 ngàn lao động lưu trú tại nhà máy để làm việc. Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đang dần mở cửa trở lại, công ty muốn khôi phục sản xuất như bình thường. Dù việc khôi phục sản xuất rất quan trọng và cấp bách nhưng công ty không lơ là việc phòng, chống dịch bệnh, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch mà tỉnh đã quy định”.
Đợt dịch lần thứ 4 đã khiến hơn 600 DN phải dừng sản xuất, hơn 1,1 ngàn DN duy trì sản xuất nhưng số lao động cũng không nhiều, đa số chỉ từ 20-60%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh trong thời gian dài, DN rất khó khăn nhưng muốn khôi phục sản xuất buộc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng, chống dịch.