HIệp định thương mại RCEP là gì?
Là hiệp định thương mại tự do được 10 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 05 nước đối tác của ASEAN là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia New Zealand ký kết vào ngày 15/11/2020 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.
Hình 1: Hiệp định TM RCEP chính thức có hiệu lực vào 1/1/2022
Nội dung hiệp định thương mại RCEP
Việc gia nhập thành viên của hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) mang lại các quốc gia thuộc hiệp định thị trường ~2.2 tỷ người tiêu dùng. Tổng GDP lên tới 26.200 tỷ USD (~30% GDP toàn cầu). Và đây sẽ là thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới trên quy mô dân số.
Các thành viên bao gồm:
- 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
- 4 thành viên không thuộc ASEAN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia.
Các quốc gia thuộc RCEP sẽ giảm được tới 92% dòng thuế nhập khẩu trong khoảng thời gian 20 năm. Các quy định về thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ cũng sẽ được ưu tiên.
Việc giúp cắt giảm các chi phí, tối ưu thời gian sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia cùng hiệp định. Những rào cản yêu cầu riêng biệt về sản phẩm cũng được lược bớt.
Hàng rào thuế quan trong khu vực sẽ được giảm tải nhờ vào các quốc gia thành viên. Thủ tục hải quan cồng kềnh, kiểm soát dịch bệnh cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình chung.
Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) ước tính, khi RCEP chính thức có hiệu lực, điều này có thể làm tăng thu nhập toàn cầu lên 186 tỷ USD mỗi năm, đến năm 2030 và thêm 0,2% vào nền kinh tế của các quốc gia thành viên.
Lợi ích gì khi mở rộng hiệp thương mại RCEP cho Việt Nam
Trong suốt quá trình hội nhập, việc Việt Nam gia nhập sẽ giúp tăng cơ hội cho xuất khẩu, tham gia thị trường mới và thu hút đầu tư FDI. Cùng với ASEAN - thị trường phát triển năng động sẽ trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong suốt quá trình dịch bệnh #Covid19 ảnh hưởng đến tình hình phát triển, thì đây chính là cơ hội cho Việt Nam sớm lấy lại đà tăng trưởng.
Đặc biệt, với các chính sách vượt trội, thay đổi cơ chế hoạt động, đón đầu vốn đầu tư trong suốt 2 năm vừa qua. Đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp điểm thương mại của Việt Nam tăng cao trong khu vực.
Các yếu tố liên quan đến chính sách thương mại, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, kênh thương mại điện tử; ... đều được định hình và xây dựng nên sân chơi công bằng có các quốc gia thành viên.
Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu trong khu vực, đặc biệt là ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand...
Các vấn đề cần giải quyết khi hiệp định có hiệu lực
Tuy nhiên, RCEP có thể mang tới những sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Cam kết trong RCEP cũng sẽ làm giảm thuế quan của nhiều nước trong khối đối với hàng hóa Trung Quốc.
Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải cạnh tranh trong nước với một loạt hàng hóa mới có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc. Một số ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi việc giảm thuế quan này. Đặc biệt, kinh tế thế giới cũng như nhiều nước trong khu vực đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động để thích ứng, nỗ lực chinh phục, biến thách thức thành cơ hội.