Mở rộng để tạo biện pháp cho doanh nghiệp FDI
Thông điệp của Thủ tướng gần đây về việc "sống chung với Covid-19" là tin vui không chỉ với khối FDI mà rất nhiều doanh nghiệp trông đợi. Theo đại diện của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, thông điệp cần được nhanh chóng biến thành hành động cụ thể.
Việc "sống chung với #covid19" là điều mà các quốc gia ở Đông Nam Á, Mexico, hay phương Tây đang thực hiện.
Song song với thắt chặt các biện pháp kiểm soát dịch, Việt Nam cần có biện pháp cụ thể đảm bảo sản xuất kinh doanh an toàn, tạo điều kiện người dân, công nhân người lao động...
Đảm bảo hàng hoá và những người tham gia vào lưu thông hàng hoá xuyên suốt, không có ngăn sông cấm chợ.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua, những chính sách này đã gây khó khăn cho không ít các doanh nghiệp FDI.
Vấn đề các doanh nghiệp FDI gặp phải thời gian qua
- Đầu tư sẽ không tăng nếu không có kế hoạch rõ ràng để tái mở cửa và phục hồi.
- Ngay cả các kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp hiện có cũng đang bị trì hoãn, do những bất ổn.
- Các nhà đầu tư tiềm năng mới sẽ không thể đến nếu không có các chính sách hợp lý cho việc nhập cảnh.
- Hành động của nhà hoạch định chính sách càng nhanh, tổn thất càng ít.
Tâm lý của doanh nghiệp cách đây một tháng vẫn còn tích cực, nhưng tới nay, tình thế ngày một xấu đi.
Trong khi mùa sản xuất cuối năm đã bước vào giai đoạn căng thẳng cuối quý 4, tuy nhiên, các chính sách nới lỏng & mở cửa cho sản xuất vẫn chưa khả quan.
Chính điều này khiến phần nhiều các doanh nghiệp chùn chân và quay đầu lựa chọn các phương án khác.
Phát huy những ưu điểm hiện tại để tiếp tục thu hút đầu tư FDI
Hiện tại, quá trình dập dịch #covid19 đã khống chế tương đối nhờ vaccine
Các chuyên gia đánh giá đợt dịch bùng phát lần 4 có nhiều vấn đề, nhưng vẫn có những điểm sáng để tiế tục duy trì thế mạnh phát triển.
Nền tảng vĩ mô vững mạnh của Việt Nam cùng với tỷ lệ tiêm chủng sớm đạt 70% dân số sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do Covid-19.
Lượng đơn hàng FDI tại Việt Nam sụt giảm nhưng đại diện các hiệp hội cũng nhấn mạnh rằng điều đó không đồng nghĩa với doanh nghiệp rời khỏi Việt Nam.
Trong cuộc họp giữa tháng 9, Chủ tịch Eurocham tại Việt Nam Alain Cany thừa nhận sự dịch chuyển đơn hàng là có nhưng chưa doanh nghiệp châu Âu nào rời đi.
Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cũng khẳng định, thông tin doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam "là chưa chính xác".
Các doanh nghiệp hiện đang tìm cách đưa các đơn hàng đến vùng sản xuất khác - chuyển ra khỏi Việt Nam "chứ không hẳn doanh nghiệp đi khỏi đây".
Chuyên gia nhận định về khả năng trụ vững chuỗi cung ứng hàng hóa của chúng ta - định hướng phát triển lâu dài trong tương lai hơn.
Mặc dù tình hình nhiều thách thức nhưng Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời gian tới.
Tình hình của các doanh nghiệp FDI đang tìm hướng vận hành phù hợp
Đợt dịch thứ 4 cùng với các biện pháp chống dịch khắt khe là cú sốc với các doanh nghiệp Mỹ, điều mà theo ông Thành sẽ để lại "di chứng". Di chứng này kéo dài bao lâu phụ thuộc vào các chính sách cụ thể của chính phủ được ban hành trong thời gian 1-2 tháng tới.
Đối với các doanh nghiệp FDI đặt hàng quy mô lớn, điều quan trọng nhất là tính ổn định của chuỗi cung ứng. Kể cả khi cho phép mở lại kinh tế nhưng doanh nghiệp sẽ không hoạt động theo công suất như nhà hoạch định chính sách kỳ vọng.
Doanh nghiệp sẽ nhìn vào thị trường để thấy mức công suất nào là khả thi và ổn định nhất, tuỳ vào cách tiếp cận chống dịch của thị trường.
Ảnh hưởng của đợt dịch lần 4 lên dòng vốn FDI là
- Kế hoạch mở rộng hoặc đầu tư mới trong ngành hàng xuất khẩu điện tử, giày da, may mặc, đồ gỗ... khó đảm bảo như cam kết trước đây.
- Với các ngành thâm dụng vốn lớn như năng lượng, bức tranh sẽ sáng sủa hơn nếu Chính phủ xử lý được các nút thắt căn bản từ đó lượng FDI có thể tăng mạnh.