SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Ngày thành lập:

2020

Cơ sở hạ tầng:

Tổng diện tích:

5000 ha

Tổng diện tích nhà xưởng:

Số lượng nhà xưởng:

1

Nguồn điện:

Diện tích tối thiểu:

Cấp nước:

Trọng tải sàn:

T: 0839696979

  • Tổng quan
  • Vị trí
  • Tiện ích
  • Mặt bằng
  • Mô tả
  • Kết quả thử nghiệm nước

TIỀM NĂNG - THẾ MẠNH - PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

Dự án Sân bay quốc tế cảng hàng không Long Thành là một trong những dự án chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung.

Sân bay quốc tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thúc đẩy kinh tế vùng miền phát triển.

Thu hút nguồn vốn đầu tư tập trung về đây chính là một trong những yếu tố hàng đầu trong phát triển sân bay Long Thành

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Dự án sân bay quốc tế Long Thành được lên kế hoạch từ năm 1996, chia làm 3 giai đoạn chính. Với tiền đề trở thành sân bay lớn nhất cả nước, đây cũng sẽ là sân bay lớn nhất Đông Nam Á cho đến khi hoàn thiện.

Trong bối cảnh sân bay Tân Sơn Nhất ngày càng trở nên quá tải, lượng hành khách tăng hàng năm lên tới gần 40 triệu lượt/năm. Gây sức ép lên cơ sở hạ tầng nơi đây, dự án sân bay quốc tế Long Thành là một trong những giải pháp để giải quyết cấp thiết nhu cầu này.

Hiện tại, tính đến tháng 9/2021 đã cơ bản hoàn thiện về quá trình di dời và tái định cư cho người dân nơi đây.

Tổng diện tích dự kiến: TRÊN 5.000 HA

Sân Bay quốc tế Long Thành gồm 4 giai đoạn xây dựng

Hình 1: Sân Bay quốc tế Long Thành gồm 4 giai đoạn xây dựng.

TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG SÂN BAY QUỐC TẾ LONG THÀNH

Tổng công trình với diện tích hơn 5000 ha, chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1:

Dự kiến khai thác vào năm 2025. Bao gồm: 

- Một đường băng

- Một ga hành khách. 

- Đồng bộ hạ tầng phụ trợ đi kèm. 

Công suất dự kến lên đến: 25 triệu lượt khách, 1.2 triệu tấn hàng/năm. 

Giai đoạn 2:

- Tiếp tục xây dựng đường băng thứ 2. 

- Thêm một ga hành khách. 

- Công suất gấp đôi giai đoạn 1, và tăng thêm 1.2 triệu tấn hàng/năm. 

Giai đoạn 3:

Dự kiến hoàn thành vào năm 2035. 

- Công suất phục vụ lên tới 100 triệu lượt khách, và 5 triệu tấn hàng//năm. 

Hiện nay, tới 12/2021, dự kiến vẫn đang trong quá trình quy hoạch, đền bù và giải phóng mặt bằng.

Dự kiến sân bay quốc tế Long Thành hoàn thành đón trên 100 triệu lượt khách mỗi năm từ năm 2035.

Hình 2: Dự kiến hoàn thành đón trên 100 triệu lượt khách mỗi năm từ năm 2035.

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA SÂN BAY LONG THÀNH

Vị trí xác định của sân bay quốc tế Long Thành thuộc xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Khoảng cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km về hướng Đông, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km, cách thành phố Biên Hoà 30 km về hướng Đông Nam, cách cảng Cái Mép:

  • - Cát Lái

  • - Cảng Đồng Nai

  • - Cách thành phố Vũng Tàu 70 km về hướng Bắc, 

  • - Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và gần thị trấn Long Thành.

Cùng với các KCN tập trung xung quanh:

Huyện Long Thành đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng phục vụ cho sân bay

Hình 2: Huyện Long Thành, Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng lân cận.

Xem thêm: Các KCN trong huyện Long Thành.

Mạng lưới giao thông cao tốc đang gấp rút hoàn thành để đảm bảo kịp tiến độ.

Các tuyến cao tốc tập trung quanh sân bay quốc tế Long Thành gồm:

  • - Cao tốc Long Thành Dầu Giây

  • - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

  • - Cao tốc  Long Thành - Bến Lức

  • - Cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Long Thành - Bến Lức, Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt, Biên Hòa - Vũng Tàu là 5 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành.

Đây là những tuyến cao tốc quan trọng, là nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển toàn diện cho tỉnh Đồng Nai. Với các tuyến cao tốc vắt ngang qua sân bay Long Thành, giao thông các miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên sẽ được kết nối trọn vẹn.

Hạ tầng cơ sở nền tảng quan trọng giúp cho sân bay quốc tế Long Thành trở một vị trí chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phía Nam phát triển mạnh.

TIỀM NĂNG KINH TẾ HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI

Tiềm năng về các ngành kinh tế

Trong vòng 30 năm trở lại đây, Đồng Nai là một tỉnh đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư và thu hút nguồn nhân sự.

Với điểm mạnh về địa lý tự nhiên ưu đãi về khí hậu,thổ nhưỡng, đất đai, với hơn 3 triệu dân cư sinh sống tại Đồng Nai và có xu hướng tăng lên từng năm. Đây thực sự là điểm đến dành cho các doanh nghiệp chế biến, sản xuất, lắp ráp.

Các khu công nghệ cao tại Biên Hòa - chỉ cách sân bay quốc tế Long Thành khoảng 30 phút di chuyển.

Công suất phù hợp cho các doanh nghiệp vận tải, logistic.

Dự kiến sau khi hoàn thành dự án vào năm 2040, công suất tổng cộng phục vụ 100 triệu khách/năm, Nhà ga hàng hoá công suất 5 triệu tấn/năm. So với sân bay Tân Sơn Nhất chỉ phục vụ 38.5 triệu lượt khách/năm (2018).

Đây là thời điểm vàng các doanh nghiệp liên quan đến vận tải, logistic, chế xuất, công nghệ cao tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại khu vực này. 

Hạ tầng các KCN toàn diện ở lân cận:

Cùng với cảng nước sâu Cái Mép, sân bay Quốc tế Long Thành chính là địa điểm phù hợp là trạm trung chuyển hàng hóa vận chuyển từ khu vực các quốc gia Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, đến các khu vực Đông Nam Á, Nam Á.

Thế mạnh phát triển công nghiệp hiện đại

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Đồng Nai liên tục đẩy mạnh các dự án đầu tư khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Với hơn 80 KCN và cụm KCN, Đồng Nai thực sự là một tỉnh có đủ khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Vị trí của Đồng Nai tiếp giáp với Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu - tạo thành tổ hợp 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm.

Chính những điều này tạo nên nhu cầu bức thiết mở rộng hạ tầng, thúc đẩy kinh tế phát triển xứng đáng với tiềm năng.

Năm 2025, Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ có đối thủ nào? 

Tuy nhiên, đến năm 2025, sau khi hoàn thiện giai đoạn 1, sân bay Long Thành sẽ đối mặt với những đối thủ nào? 

- Sân bay Suvarnabhumi: công suất hiện tại hơn 50tr khách/năm. Dự kiến sau năm 2025 sẽ tăng lên 65tr khách/năm sau khi xây dựng nhà ga T2.

Dự án tổng thể dự kiến hoàn thành sau 2030 với công suất hơn 100tr khách/năm.

- Sân bay quốc tế mới PhnomPenh: hiện tại hoàn thành hơn 40%, dự tính đi vào hoạt động vào 2024 với công suất gần 15tr khách/năm.

Dự kiến hoàn thành tổng thể vào 2030 với công suất khi đó hơn 50tr khách/năm.

Sân bay quốc tế Long Thành khi đi vào hoạt động có thể gặp các đối thủ nào?

Hình: Sân bay Quốc tế Long Thành sau khi đi vào hoạt động sẽ gặp các đối thủ nào? 

Xem thêm:

Đồng Nai dồn lực xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành.

- Nhà xưởng cho thuê tại KCN Lộc An Bình Sơn.

Tham khảo: Sân bay quốc tế Long Thành

 

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA SÂN BAY LONG THÀNH

Vị trí xác định của sân bay quốc tế Long Thành thuộc xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Khoảng cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km về hướng Đông, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km, cách thành phố Biên Hoà 30 km về hướng Đông Nam, cách cảng Cái Mép:

 

 

SÂN BAY QUỐC TẾ  LONG THÀNH
Sản phẩm khác
Đối với dự án cảng hàng không Long Thành tại Đồng Nai hiện đang nhận được sự kỳ vọng to lớn sau khi hoàn thành. Là dự án đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy kinh tế khu vực các tỉnh phía Nam và mang tầm quốc tế, đặc biệt các ngành logistic.
prev_doitac next_doitac