"Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, vốn trung bình dự án FDI đăng ký mới năm 2017 đạt 13,8 triệu USD/dự án; năm 2018 giảm xuống còn 5,87 triệu USD/dự án và năm 2019 giảm xuống 4,13 triệu USD/dự án. Nếu không tính dự án điện gió tại Bạc Liêu, vốn đăng ký bình quân của dự án FDI trong 7 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 3,37 triệu USD/dự án." - Trích dẫn báo cafef.vn
Những con số "biết nói" trên đã chỉ ra rằng nguồn vốn cho các dự án FDI hiện đang giảm mạnh.
Hình 1: Đứng trước nhiều khó khăn, các doanh nghiệp FDI hiện hạn chế đầu tư vào Việt Nam
Xem thêm: Ưu đãi đầu tư ở khu kinh tế
Lợi thế về các chính sách ưu đãi đầu tư, chi phí nhân công, nguyên vật liệu rẻ, thuận tiện giao thông trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam từ trước tới nay là điểm đến của nhiều nhà đầu tư. Những điểm mạnh trên được duy trì qua nhiều năm, tuy nhiên, đến năm 2020, những ưu thế này đang dần suy giảm. Hãy cũng chúng tôi xem xét những nguyên nhân chính khiến nguồn vốn FDI vào VN dần bị giảm bớt.
Nguyên nhân các doanh nghiệp FDI chững lại quá trình đầu tư vào VN?
Ảnh hưởng dịch bệnh #covid19
Có thể nói rằng dịch Covid19 vừa qua giáng một đòn cực kỳ nặng vào kinh tế thế giới. Có nhiều chuyện gia cho rằng, sau dịch bệnh sẽ mang tới những điều bất lợi lớn về kinh tế vào thời gian tới. Tính đến thời điểm hiện nay, toàn thế giới đạt gần 1 triệu người tử vong vì dịch bệnh. Gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của dịch bệnh. Dự kiến, bởi vì những khó khăn của vùng dịch, hàng triệu người hiện tại đang gặp khó khăn trong quá trình làm việc, và việc quay trở lại như trước đây là khó khăn.
Dịch cũng khiến cho dịch vụ đơn vị cung ứng từ nhu cầu sử dụng hàng hóa, giảm sút, kéo theo việc các đơn vị cung ứng nguyên vật liệu, hàng hóa sản xuất bị chững lại. Khiến các doanh nghiệp với kế hoạch kinh doanh năm trước mở rộng, buộc phải thu hẹp. Với một số doanh nghiệp còn buộc phải đóng cửa trong thời gian dài.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng vào cuộc "bùng nổ" hơn sau khi dịch Covid19 được khống chế triệt để vào thời gian tới.
HÌnh 2: Dịch #Covid19 ảnh hưởng nặng nề trên toàn cầu
Công nghiệp phụ trợ kém phát triển
Một trong những nguyên nhân khuến DN FDI chùn chân khi bước vào kinh doanh sản xuất tại Việt Nam chính là khối ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển. Đây chính là một trong những điểm yếu của Việt Nam trong kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Để có thể có được những sản phẩm chât lượng cao, ngày này, không chỉ một doanh nghiệp có thể thực hiện được xuyên suốt một dây chuyền để đưa ra sản phẩm. Đó là sự phối hợp của nhiều doanh nghiệp. Có thể ví dụ bằng lắp rắp xe hơi, cần các chi tiết nhỏ như ôc vít, lốp xe, dây diện, ,kính, ... các thiết bị phụ để lắp ráp nên một chiếc oto. Thay vì việc phải nhập khẩu các linh kiện này, thì các xưởng sản xuất tại chỗ có thể đáp ứng nhu cầu của DN. Giảm tải được lượng lớn chi phí do việc nhập khẩu mang lại, còn có thể tận dụng nguồn nhân công tại địa phương.
Thực trạng công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam kém phát triển chính vì vậy, chính phủ hiện đã đưa ra những giải pháp kích thích, kêu gọi các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng phụ trợ vào đầu tư, sản xuất tại Việt Nam. Từ những năm 2014, các ưu đãi Luật đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư đã quy định, công nghiệp phụ trợ là lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầu tư tại Việt Nam. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển cũng đã được quy định tại Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế… Và liên tục điều chỉnh để phù hợp hơn cho đến hiện nay.
Trong khoảng 2015-2019, công nghiệp phụ trợ tăng giá trị sản xuất thực tế từ 34,7% lên 51,3%. Mặc dù tốc độ tăng đáng kể, tuy nhiên, sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với khả năng thực có, cùng như khi số lượng lao động vẫn còn dư dả để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của ngành này.
Về lâu dài, hàng phụ trợ là gốc rễ, là nền tảng để công nghiệp phát triển mạnh. Chính vì vậy, trong định hướng phát triển lâu dài của tỉnh Đồng Nai, nền công nghiệp phụ trợ sẽ được ưu tiên nhiều hơn nữa.
Hình 3: Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò "nền tảng" để phát triển công nghiệp vững mạnh.
Xem thêm: Bài toán cho doanh nghiệp sản xuất phụ trợ
Cạnh tranh từ các quốc gia cùng khu vực
Cahj tranh khu vực đến từ các quốc gia như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Phillipines, ... đều có những chính sách ưu đãi đầu tư, và có nền tảng phát triển công nghiệp phụ trợ từ sớm. Thêm vào nữa, các quốc gia lân cận khu vực Đông Nam Á vẫn còn ưu thé cạnh tranh về nhân công, nguyên vậ liệu, chi phí thấp. Trong nhận định của đại diện Jetro tại Việt Nam Takeo Nakajima lợi thế này đang dần biến mất do chi phí về nhân công, nguyên vật liệu, chi phí đất đai tăng lên từng năm.
Trong cuộc cạnh tranh như hiện nay, nếu chỉ chờ những chính sách hỗ trơ đén từ chính phủ, thì các nhà đầu tư trong nước sẽ rơi vào thế bị động. Vì vậy, hiện nay, có rất nhiều chủ đầu tư về mảng đất khu công nghiệp, nhà xưởng, ... đều ra sức mời gọi các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đến hợp tác, kinh doanh.
Đặc biệt về mảng đầu tư nhà xưởng cho thuê (Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển KCN của chính phủ) các chủ đầu tư chủ động tìm kiếm khách hàng, đưa ra các gói ưu đãi về chi phí, hỗ trợ thủ tục hành chính, vận hành doanh nghiệp, ...