Từ tháng 4/2021, dịch bệnh quay lại và bùng phát trên quy mô lớn, các Doanh nghiệp tại Việt Nam hiện đang điêu đứng. Tuy nhiên, nhờ thay đổi phương thức mua hàng của các hộ gia đình trong thời gian giãn cách, ngành TMĐT có thể vững vàng vượt qua mùa dịch.
Hình 1: Thay đổi hành vi mua hàng, các sàn TMĐT có cơ hội tăng trưởng vượt bậc trong đợt đại dịch
Tuy nhiên, có rất nhiều bất cập xoay quanh vấn đề mua bán trên các sàn TMĐT.
Lợi nhuận và giá trị thương hiệu các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ
Theo iPrice, trong 6 tháng đầu năm 2021, các "cửa hàng tạp hóa online" tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thời gian giãn cách xã hội.
Thay đổi lối sinh hoạt dẫn đến hành vi mua hàng trở nên hiện đại hơn, cũng là cách người dân thích nghi.
Lượng người tìm kiếm mua hàng trên "tạp hóa online" tăng gấp 3 lần trong quý 2. Các sản phẩm đa dạng về ngành hàng, đặc biệt liên quan đến thực phẩm tươi sống; các loại đồ hộp; thức ăn chế biến sẵn, ... đều tăng.
Riêng số lượt tìm kiếm trong tháng 7 tăng 11 lần so với tháng 5 và tăng 3,6 lần so với tháng 6.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tổng truy cập vào top 50 website liên quan đến tạp hóa online có hơn 1,3 tỉ lượt.
Tất cả những điều này, đều giúp chúng ta thấy rằng các DN liên quan đến TMĐT đều tăng trưởng cực kỳ tốt.
Tuy nhiên, việc người dân thay đổi cách thức mua hàng không đồng nghĩa các DN có thể đáp ứng nhu cầu mua hàng của người dân.
Những vấn đề các sàn TMĐT gặp phải
Các chỉ thị hạn chế nhà cung cấp và shipper giao hàng vô cùng khó khăn trong thời điểm vừa qua.
Trên thực tế, các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo trong thời gian các tỉnh, thành thực hiện giãn cách thì hoạt động tương đối khó khăn. Đặc biệt từ thời điểm ngày 9.7 khi TPHCM bắt đầu giãn cách theo Chỉ thị 16 và sau đó là Chỉ thị 16 tăng cường, rồi đến mức nghiêm ngặt hơn là “ai ở đâu ở yên đó”, hoạt động shipper đa phần đình trệ.
Hình 2: Việc vận chuyển hàng hóa trong giai đoạn này là bài toán khó khăn
Ghi nhận hạn chế đơn từ khách hàng:
Việc không đủ nguồn cung hàng hóa, sản phẩm có thời gian sử nhanh chóng do rau củ quả nhanh hư hỏng, các kho hàng lưu trữ chưa thích ứng với nhu cầu.
Nhu cầu các kho đông lạnh tăng mạnh:
Việc bảo quản hàng hóa thực phẩm là điều quan trọng mà các DN liên quan quan tâm trong thời gian qua. Nhu cầu mua hàng tiêu dùng tăng, nhưng các kho bảo quản không đảm bảo chất lượng hàng hóa thực phẩm khiến nhiều NCC đau đầu.
Tìm kiếm kho hàng trong thời điểm này cũng không hề dễ dàng cho các doanh nghiệp.
Hình 3: Các kho hàng hóa trở nên quá tải
Các ứng dụng được phát triển chưa thực sự tiềm năng
Ứng dụng bán hàng trực tuyến Speed L của Lotte Mart có thời điểm ngừng nhận đơn đặt hàng mới, còn đơn hàng cũ thì nhiều ngày mới giao hàng.
Ghi nhận của nhiều khách hàng cho hay: các ứng dụng thường xuyên rơi vào tình trạng hết hàng, không tải được trang, và thường dừng đột ngột.
Đội ngũ nhân viên giao hàng thiếu hụt
Có nhiều doanh nghiệp gần đây chuyển sang cung cấp thực phẩm, hàng tươi sống trong thời điểm TPHCM thực hiện giãn cách xã hội. Nhưng sự đứt gãy của các nền tảng thương mại trực tuyến trong đó có bộ phận bán hàng online của các siêu thị, cũng có nguyên nhân chủ yếu là do thiếu shipper.
Các mặt hàng tươi sống nếu ứ đọng vì thiếu shipper, dễ dàng hư hỏng. Vì vậy, việc hạn chế các đơn hàng cũng là điều cần thiết.
Một chỉ số khác là PMI (nhà quản trị mua hàng) vừa được công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit công bố cho thấy trong tháng 7 và tháng 8 lần lượt là 45,1 và 40,2. Mức sụt giảm xuống dưới ngưỡng 50 khá xa cho thấy mức độ thu hẹp lớn về sản xuất cũng như các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong khoảng 3 tháng trở lại đây.
Chính vì thế, dù người dân tìm kiếm trên mạng những từ khóa liên quan tới các sản phẩm, mặt hàng thiết yếu nhưng nguồn cung rất khó đáp ứng. Hay nói cách khác, nhiều mô hình thương mại điện tử, kênh bán hàng online bị đứt gãy vì một trong những yếu tố quan trọng trong chuỗi cung ứng là dịch vụ shipper bị thu hẹp hoặc ngưng trệ hoạt động.