Tình hình bất động sản công nghiệp sau khi T.Thống Trump tái đắc cử

    Triển vọng ngành BĐS công nghiệp tại Việt Nam sau khi tổng thống Trump tái đắc cử đã giúp nguốn vốn FDI tại Việt Nam

     

    Kỳ vọng về dòng tiền FDI ổn định

     

    Sau khi tổng thống Donald Trump chính thức quay lại Nhà Trắng, không chỉ các ngành kinh tế trọng điểm, cổ phiếu liên quan đến BĐS công nghiệp tăng điểm xanh trở lại. Với kỳ vọng phát triển các chuỗi cung ứng ngành triển vọng của khu vực. 

    Các ngành công nghiệp xanh, và hi-tech được các nguồn vốn FDI chú trọng như: công nghệ cao, xe điện, năng lượng tái tạo, chất bán dẫn, … Hiệp định FTA – với 16 hiệp định thương mại tự do, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc về kinh tế: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, … Hiện tại, Việt Nam giữ vị trí thứ 3 trong thu hút vốn FDI tại ASIAN.

    Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/10/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà ĐTNN đạt gần 27,26 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 19,58 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2023.

    Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 2.743 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 2,5% về số vốn đăng ký. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư FDI lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 9,79 tỷ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 3,24 tỷ USD, chiếm 21,3%; các ngành còn lại đạt 2,2 tỷ USD, chiếm 14,5%.

    Kỳ vọng phát triển của ngành sẽ kéo theo các thách thức liên quan như giá thuê đất và nhà xưởng có xu hướng đi lên. Các yêu cầu cao về quy chế bảo vệ môi trường, yêu cầu rà soát các ngành nghề lĩnh vực phát triển có phù hợp với xu hướng phát triển bên vững của đất nước hay không.

     

    "Ngôi sao sáng" gọi tên bất động sản công nghiệp

    IFrame

    Các báo cáo thị trường gần đây cho thấy thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam đã cải thiện trong 9 tháng đầu năm, với nguồn cung tiếp tục tăng.

    Báo cáo quý 3 của Cushman & Wakefield cho thấy, 2 khu công nghiệp mới mở tại các tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, bổ sung thêm 274 ha đất công nghiệp cho thuê. Điều này nâng tổng nguồn cung tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc lên 16.700 ha, tăng 16% so với năm trước. Ở phía Nam, một khu công nghiệp mới tại tỉnh Long An nâng tổng nguồn cung lên khoảng 28.300 ha, tăng 1,6%.

    Bốn tỉnh công nghiệp trọng điểm tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, đã công bố quy hoạch tổng thể của họ cho giai đoạn 2021-2030.

    Các kế hoạch này dự kiến sẽ tăng diện tích đất công nghiệp thêm 6.000 ha vào năm 2027. Phía Bắc cũng kỳ vọng sẽ chứng kiến sự gia tăng tương tự về đất công nghiệp có sẵn, với gần 4.700 ha đất trở thành đất có thể cho thuê trong cùng kỳ.

     

    Để duy trì làn sóng đầu tư mới, Việt Nam đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng với các dự án ưu tiên như Đường cao tốc Bắc Nam, Sân bay quốc tế Long Thành và các cảng nước sâu như Cái Mép ở Bà Rịa-Vũng Tàu, cho phép kết nối trực tiếp với Châu Âu, Châu Mỹ và Đông Nam Á. Các khu kinh tế phía Bắc được hưởng lợi từ sự phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ.

     

    Theo đánh giá của Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thị trường bất động sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội, phản ánh sự biến động của nền kinh tế toàn cầu và các chính sách quản lý trong nước. Bất động sản công nghiệp vẫn là điểm sáng khi dòng vốn FDI tăng, trong khi bất động sản nhà ở cũng đang nổi lên như một phân khúc tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

    Các tập đoàn lớn như Kusto Home (Singapore), Gamuda Land (Malaysia), CapitaLand (Singapore), Keppel Land (Singapore), Tokyu Corporation (Nhật Bản), Lotte Land (Hàn Quốc) và Central Trading & Development Group (Đài Loan) đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các dự án nhà ở, đô thị và công nghiệp trên khắp Việt Nam.

     

    Ngoài ra, Luật Nhà ở năm 2024, có thể cấp thêm 50 năm sở hữu cho người nước ngoài, dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp. Thị trường bất động sản trong nước dự kiến sẽ thu hút hàng tỷ đô la từ người mua nước ngoài, đặc biệt là từ Singapore, Hồng Kông và Đài Loan (Trung Quốc), những người vẫn lạc quan về sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam. Trong ngắn hạn, thị trường bất động sản Việt Nam dự kiến sẽ vẫn ổn định, với mức tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là bất động sản công nghiệp và dân cư tại các khu vực đô thị hóa cao