Tình thế nguy hiểm cho Việt Nam khi nguồn vốn FDI sụt giảm

Năm 2020 trong khi cả thế giới đối mặt với đại dịch #covid19 thì Việt Nam lọt danh sách 20 nền kinh tế nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất với 16 tỷ USD đổ vào. Trong khi FDI toàn cầu giảm ở mức hai chữ số, dòng vốn này tại Việt Nam vẫn duy trì phong độ, gần như đi ngang.

Tuy nhiên, kết quả của câu chuyện này vào năm 2021 đã có một kết cục khác.

Bối cảnh đại dịch 2020 và làn sóng đầu tư FDI vào Việt Nam

Trong khi Trung Quốc - công xưởng hàng đầu thế giới lao đao vì dịch bệnh, các quốc gia ở Châu Âu cũng gặp rắc rối lớn với số ca nhiễm leo thang và các ca tử vòng.

Thì Việt Nam năm 2020 đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, trực tiếp đón đầu các nhà đầu tư dịch chuyển địa điểm sản xuất.

Một năm trước, việc kiểm soát dịch thành công khiến Việt Nam "ghi điểm", trở thành một trong những trung tâm đón làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc. Trong bối cảnh doanh nghiệp toàn cầu đẩy nhanh đa dạng hoá chuỗi cung ứng, các cuộc thảo luận "dọn tổ đón đại bàng và chim sẻ" diễn ra sôi nổi.

Năm ngoái, Việt Nam cũng lần đầu lọt vào danh sách 20 nền kinh tế nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất với 16 tỷ USD đổ vào. Trong khi FDI toàn cầu giảm ở mức hai chữ số, dòng vốn này tại Việt Nam vẫn duy trì phong độ, gần như đi ngang.

Cơn sóng dịch bệnh 2021 và tình hình đầu tư kém hiệu quả

Từng là điểm đến ưa thích của làn sóng dịch chuyển FDI vào năm ngoái nhưng tới nay, Việt Nam đang "mất điểm" khi sản xuất đình trệ kéo dài vì dịch.

Từ tháng 4/2021 đến nay, làn sóng dịch bệnh bùng phát, các biện pháp phong tỏa kéo dài, nhưng hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh kém. Khiến nhiều doanh nghiệp FDI "quay xe" và "suy nghĩ lại".

Dịch bệnh kéo dài trong thời gian qua, khiến các khách hàng buộc lòng phải tìm kiếm thị trường sản xuất mới. An toàn hơn, phù hợp hơn để tiếp tục cho quá trình sản xuất.

Những con số đang cho thấy, việc mất đơn hàng FDI vào tay các quốc gia lân cận - không còn là nguy cơ, mà là thực tế đang xảy ra.

Khảo sát từ giữa tháng 8 của Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam cho thấy, 20% trong số này đã chuyển một phần đơn hàng ra khỏi Việt Nam, 14% đang ở bước dự định. Bên cạnh đó, 13% đã ngừng hoạt động, 50% hoạt động dưới 50% công suất.

Tương tự, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cũng cho biết 20% doanh nghiệp đã chuyển một số hoạt động sản xuất tại Việt Nam sang các thị trường khác.

Những vấn đề DN Việt Nam gặp phải

Thị trường sôi động cuối năm Việt Nam có thể "lỡ hẹn"

Rắc rối trở nên nghiêm trọng hơn với nhà bán lẻ xuất khẩu hàng may mặc, giày dép. Các bạn hàng doanh nghiệp FDI tại VN ngừng hoạt động, hoặc hoạt động với công suất rất thấp.

Trong quý IV này, việc có thể lấy lại cơ hội sản xuất là khả năng rất thấp, vì đã chuẩn bị bước vào đợt tiêu dùng lớn nhất năm.

Nhiều chuyên gia cho biết rằng, kịch bản tồi tệ hơn nằm ở quý IV và quý I/2022. Doanh nghiệp phải chịu thiệt hại nặng nề mới có thể quay lại guồng quay sản xuất như cũ.

Nhiều DN tìm kiếm các thị trường khác tại Đông Nam Á, hoặc quay trở lại Trung Quốc để tiếp tục duy trì mùa mua sắm cuối năm.

Bỏ lỡ cơ hội phát triển tiềm năng

Hiện nay, nhiều nền kinh tế đã qua đỉnh dịch, và nhu cầu tiêu dùng dần tăng trưởng trở lại, thì Việt Nam lại trên đang "giậm chân" do dịch bệnh

Việc quay lại thị trường hiện nay, doanh nghiệp cũng rất cần những thay đổi mới. Giờ đây, "không đủ tiêu chuẩn y tế" và "các biện pháp phòng ngừa quá nghiêm ngặt" là những rủi ro mới cho hoạt động của họ.

Trì hoãn dòng vốn FDI

Thị trường sản xuất công nghiệp với quy mô lớn, nhưng trải qua đợt dịch bệnh, Việt Nam trở thành "quả bóng hơi"khi trở thành thị trường "dự bị".

 Việt Nam đang bỏ lỡ cơ hội khi không đáp ứng được nhu cầu sản xuất khi nền kinh tế thế giới và cầu tiêu dùng hồi phục.

prev_doitac next_doitac