Đến hẹn lại lên, chỉ số sản xuất công nghiệp công bố vào cuối tháng 8/2021 cho thấy tình hình kinh tế, sản xuất không mấy khả quan.
Gánh nặng sản xuất công nghiệp trong 4 tháng cuối năm
Sản xuất công nghiệp tổn thương nặng nề sau đợt dịch #covid19 đến tháng 8/2021
Ảnh hưởng dịch bệnh #covid19 tác động nặng nề tới ngành công nghiệp
Với diễn tiến phức tạp của dịch bệnh trong vòng 4 tháng qua, khiến cho nhiều địa phương bị thiệt hại nặng nề trong quá trình sản xuất.
Việc thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài theo chỉ thị số 16/CT-TTg.
Với các số liệu cho thấy, Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm 4,2% so với tháng trước và giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,6% so với 8 tháng năm 2020.
Chỉ số giảm riêng của từng ngành:
- Ngành khai khoáng giảm 2,4%;
- Chế biến, chế tạo giảm 9,2%;
- Sản xuất và phân phối điện tăng 1,5%;
Đối với chỉ số tính chung 8 tháng năm 2021, tăng 5.6% so với cùng kỳ 2021. Tốc độ tăng hơn 2.2%so với năm 2020, tuy nhiên thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 9.5% so với 2019.
Các chuyên viên kinh tế cho rằng tốc độ tăng đó là nhờ duy trì được các đơn hàng sản xuất trước, và việc đẩy nhanh tốc độ phát triển trong quý 1 và 2. Tuy nhiên, ở cuối quý 2, việc sản xuất đã đình trệ.
Kết thúc tháng 8/2021 với hơn 85.5 nghìn DN rút khỏi thị trường, TP. HCM hơn 24.000 DN
Hơn 85.5 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường, Tp. HCM có hơn 24.000 DN
Trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 này, các tỉnh thành phía Nam đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề. Các đợt giãn cách xã hội tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp bị đứt gãy đơn hàng cung ứng sản phẩm. Các đơn đặt hàng từ nước ngoài cũng hạn chế.
Trong vòng 8 tháng năm 2021, cả nước chứng kiến hơn 85.5 nghìn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Tăng 24.2% so với cùng kỳ 2020. Dường như đây là báo hiệu cho viễn cảnh nếu dịch #covid19 không sớm được đẩy lùi, con số này sẽ còn tiếp tục tăng đến hết năm. Khi tình hình dịch bệnh hoàn toàn không có bước lùi.
Tp. Hồ Chí Minh có 24 nghìn doanh nghiệp (chiếm 28,1% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường), tăng 6,6%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 43,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 50,5% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Thống kê số lượng DN mới thành lập trong tháng 8
Đến tháng 8/2021, thống kê cho thấy có khoảng 82 nghìn DN đăng ký mới. Mặc dù con số này có tăng, nhưng so với cùng kỳ, giảm 8% số DN đăng ký mới, tỷ lệ vốn đăng ký giảm 7.5%, giảm 13.8% số lao động.
Nếu tính cả 1.539,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của gần 30,1 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng năm 2021 là gần 2.672,8 nghìn tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020.
Những con số này cho thấy rằng nếu không có những biện pháp mạnh mẽ hơn trong quá trình chống dịch, thì dịch bệnh có thể kéo dài cho tới khi tỷ lệ tiêm phòng trong dân đạt từ 80-90%.
Các biện pháp doanh nghiệp có thể thực hiện cho tới nay để đối phó với tình trạng dịch bệnh
Tiếp tục duy trì các biện pháp "3 tại chỗ" & "1 cung đường 2 địa điểm"
Thực hiện giản cách trong sản xuất.
Bố trí không gian sản xuất hợp lý.
Thực hiện tiêm phòng vaccine cho công nhân viên.