Thiết kế xây dựng xưởng may công nghiệp theo tiêu chuẩn cho doanh nghiệp

Từ khi đổi mởi, công nghiệp dệt may là ngành phát triển mạnh ở Việt Nam. Ngành này giúp mang đến một lượng lớn công việc đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động trên cả nước.

Xưởng may công nghiệp tập trung nhiều ở Đồng Nai

Hình 1: Ngành công nghiệp dệt may từ lâu đã phát triển mạnh mẽ. 

Ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam phát triển khá tốt là do đây là ngành có vốn đầu tư ban đầu thấp, giúp thu hồi vốn nhanh. Thêm vào đó , vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, vừa đáp ứng xuất khẩu ra nước ngoài. Công nghiệp dệt may cần nguồn lao động giá rẻ dồi dào, không yêu cầu cao về trình độ. Điều này góp phần dịch chuyển lực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị. 

Ngoài ra, nhà xưởng may công nghiệp thường được yêu cầu cao về tính mỹ thuật. Cơ sở vật chất phải đảm bảo nghiêm ngặt, đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật. Từ đó phát huy công suất sản xuất luôn đạt hiệu quả cao.

Nhà xưởng may công nghiệp thường có không gian rộng lớn

Hình 2: Mẫu nhà xưởng may công nghiệp

Xem thêm: Kho lạnh và thiết kế kho lạnh đạt chuẩn

Thiết kế xưởng may công nghiệp 

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng đóng vai trò rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Là điều không thể thiếu trước khi bắt đầu khởi công xây dựng xưởng may công nghiệp.

7 yêu cầu của bản vẽ thiết kế xưởng may giúp cho chủ đầu tư:

  1. Có được cái nhìn tổng thể về xưởng may của mình trước khi đi vào hoạt động. Giúp khai thác tối đa diện tích sử dụng
  2. Nắm rõ cấu tạo, kích thước nhà xưởng cần lập, thiết kế mặt bằng. Từ đó bố trí hợp lý các vị trí làm việc theo tiêu chuẩn công nghệ, đảm bảo tổ chức quản lý, sản xuất hiệu quả.
  3. Nắm rõ mặt bằng chi tiết của xưởng may để dễ dàng quản lý. Nếu có sự cố phát sinh sẽ nhanh chóng khắc phục sự cố.
  4. Bố trí, lắp đặt các máy móc, thiết bị may trên một dây chuyền một cách hợp lý. Làm tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn lao động cho công nhân trong quá trình làm việc.
  5. Thiết kế xưởng may phải đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, chiếu sáng tốt. Cần chú ý việc di chuyển hàng hóa trong kho thuận tiện.
  6. Các vị trí sản xuất phải không quá xa nhau, cần nắm rõ thông số kích thước của các loại máy chuyên dụng. Từ đó tính toán và bố trí mặt bằng hợp lý nhằm khai thác tối đa diện tích sử dụng. Lưu ý cần bố trí khu vực để các máy dự trữ.
  7. Thiết kế mặt sàn đến trần nhà phải cao từ 3-3,5m; cột nhà chịu lực, hệ thống lối đi, lối thoát hiểm phải tương đồng với diện tích xưởng may. Sàn bằng phẳng và có khả năng chịu lực tốt, hệ thống thông gió, điều hòa được phân bố hợp lý...

Trong quá trình thiết kế xưởng may công nghiệp, kiến trúc sư sẽ đề ra những yêu cầu về tiêu chuẩn. Đáp ứng những yếu tố này để mang lại hiệu quả sản xuất tốt. Và đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình làm việc.

Tiêu chuẩn thiết kế xưởng may công nghiêp hiện nay

1. Tiêu chuẩn về xây dựng xưởng may công nghiệp

Kết cấu thép, nền móng phải chịu lực tốt, phải đảm bảo an toàn lao động. Đây là tiêu chuẩn tất yếu mà bất kỳ xây dựng nhà xưởng nào cũng cần phải có.

Ví dụ: thi công móng nhà xưởng trên vùng đất yếu, đất bùn; thì phần gia cố móng rất quan trọng đối với việc xây dựng xưởng. Ngược lại thì không cần gia cố móng.

2. Tiêu chuẩn về ánh sáng

Xưởng may công nghiệp phải đảm bảo đủ ánh sáng để công nhân làm việc đạt hiệu quả. Không làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

3. Tiêu chuẩn của xưởng may công nghiệp về chất lượng không khí

Khi xây dựng cần đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng không khí, không khí cần được lưu thông tốt, hút bụi hiệu quả,… . Chất lượng không khí trong xưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.

4. Tiêu chuẩn về thẩm mỹ

Tùy theo đặc trưng và yêu cầu của chủ đầu tư mà xưởng may công nghiệp có thiết kế khác nhau. Nhưng vẫn phải đảm bảo được không gian làm việc, bố trí thiết bị được sắp xếp hợp lý và dễ dàng quản lý.

Hình 3: Nhà xưởng may công nghiệp sẵn sàng hoạt động ngay của NGJSC

Xem thêm: Nhà xưởng X1 sẵn sàng cho thuê ngay

prev_doitac next_doitac