Cơ hội lớn vực dậy ngành logistic cho Đồng Nai và vùng kinh tế phía Nam

Ngày thành lập:

2017

Cơ sở hạ tầng:

Tổng diện tích:

14000

Tổng diện tích nhà xưởng:

Số lượng nhà xưởng:

8

Nguồn điện:

Diện tích tối thiểu:

2000

Cấp nước:

Trọng tải sàn:

T: 0839696979

  • Tổng quan
  • Vị trí
  • Tiện ích
  • Mặt bằng
  • Mô tả
  • Kết quả thử nghiệm nước

Đối với dự án cảng hàng không Long Thành tại Đồng Nai hiện đang nhận được sự kỳ vọng to lớn sau khi hoàn thành. Là dự án đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy kinh tế khu vực các tỉnh phía Nam và mang tầm quốc tế, đặc biệt các ngành logistic.

Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến hoàn thiện giai đoạn 1 vào năm 2025. Hiện nay, tiến độ dự án có phần bị chậm do ảnh hưởng của dịch Covid19, tuy nhiên tỉnh Đồng Nai đã đẩy nhanh tiến độ dự án.

Với việc mở rộng sân bay Long Thành, công suất khai thác dự kiến lên tới:

  • 25 triệu lượt khách
  • Khoảng 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
  • Không chỉ Đồng Nai mà các tỉnh lân cận cũng mở ra những cơ hội phát triển mới.

So sánh với sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất về lượng hành khách hiện đang quá tải với hơn 38 triệu/lượt khách cho tới 2018, tổng lượng hàng hóa khoảng 600 nghìn tấn/ năm.

Chính vì vậy, việc cấp bách hiện nay chính là đưa tiến độ sân bay quốc tế Long Thành kịp tiến độ xây dựng.

Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ sở hạ tầng giao thông kết nối vùng giữa Đồng Nai và các tỉnh lân cân cũng cần được đồng bộ. Với mạng lưới cao tốc hoạt động hết công suất từ trước tới nay, đã chứng minh được rằng hạ tầng giao thông sẽ giúp hàng hóa lưu thông từ các vùng lân cận đến và về Đồng Nai.

Bằng cách này, sẽ thúc đẩy các ngành xuất khẩu, sản xuất hàng hóa, nhập khẩu tăng mạnh.

Các trục giao thông cao tốc hiện tại đang xây dựng:

  • Cao tốc Long Thành - Dầu Giây,
  • Long Thành - Bến Lức,
  • Dầu Giây - Phan Thiết,
  • Dầu Giây - Đà Lạt,
  • Biên Hòa - Vũng Tàu .

Trong tương lai không xa, những tuyến cao tốc này góp phần quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa, cũng như thúc đẩy kinh tế các vùng phát triển.

Hạ tầng cảng biển cũng được chú trọng phát triển với các cảng biển:

 

  • Đồng Nai
  • Cái Mép – Thị Vải dự kiến sau khi sân bay Long Thành hoàn thành giai đoạn 1 tăng năng suất khai thác lên hơn 40%.
  • Cảng Cát Lái.

Các điểm giao thương kết nối hàng hóa đường biển, đường không sẽ là tiền đề thúc đẩy cho ngành logistic phát triển mạnh mẽ.

Phát triển tiện ích khu vực logistic

Kế hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng sẽ khó phát triển nếu chỉ tập trung vào các hạ tầng chính bằng các tuyến liên kết các vùng với nhau, đưa Long Thành trở thành trung tâm logistic.

Đối với những phương án mở rộng hệ sinh thái logistic, cung cấp hệ thống logistic cung cấp dịch vụ tài chính sân bay Long Thành.

Các hệ thống trung tâm logistic hiện tại phía Nam có thể kể đến:

 

  • P.Linh Trung,
  • TP.Thủ Đức
  • Khu công nghệ cao tại TP.Thủ Đức.

Ngành hàng cần chú trọng tầm nhìn lâu dài

Tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đồng Nai chỉ khoảng 3 tỷ USD/năm, tuy nhiên, bằng việc phát triển với tầm nhìn trên toàn khu vực Nam Bộ, thì con số lên tới 686 tỷ USD/năm. Và dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn sau khi sân bay Long Thành bước vào hoạt động.

Đối với những thông tin liên quan đến việc các ngành hàng có khả năng vận chuyển chủ chốt bằng đường hàng không. Đặc biệt cần thu hút đầu tư là đối với những ngành hàng nông sản giá trị cao, hàng điện tử, hàng công nghệ cao.

Đối với quỹ đất ngày càng hạn chế, việc quy hoạch đúng là việc cấp thiết, tránh các yếu tố lãng phí.

Bằng việc xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành, đây sẽ là điểm sáng tối ưu hiệu quả giúp mở rộng đầu tư không chỉ tại VN. Đặc biệt đối với việc phát triển với các quốc gia Đông Nam Á, nâng cao năng lực cạnh tranh trực tiếp với Singapore.

Tăng độ liên kết vùng, gia tăng phát triển hạ tầng sẽ là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của Đồng Nai nói chung và Việt Nam trong thời gian lâu dài.

Việc phát triển hạ tầng các khu vực lân cận Sân bay Quốc tế Long Thành như: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa. Mạng lưới này cần duy trì sự phát triển đồng bộ và khai thác hoạt động sản xuất phù hợp, tránh tình trạng lãng phí, và tăng năng lực cạnh tranh vùng. 

Sản phẩm khác
Dự án Sân bay quốc tế cảng hàng không Long Thành là một trong những dự án chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực miền Đông Nam Bộ nói chung.
prev_doitac next_doitac